123456789
Hán Việt

PHONG

Bộ thủ

PHONG【風】

Số nét

9

Kunyomi

かぜ .かざ

Onyomi

フウ、フ

Bộ phận cấu thành
N3
Nghĩa ghi nhớ

phong ba, phong cách, phong tục Gió, không khí động mạnh thành ra gió. Cái mà tục đang chuộng. Như thế phong [] thói đời, quốc phong [] thói nước, gia phong [] thói nhà, v.v. ý nói sự gì kẻ kia xướng lên người này nối theo dần dần thành tục quen. Như vật theo gió, vẫn cảm theo đó mà không tự biết vậy. Ngợi hát. Như Thi Kinh [] có quốc phong [] nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là phong, cùng với thơ tiểu nhã [], thơ đại nhã [] đều gọi là phong cả. Nói rộng ra người nào có vẻ thi thư cũng gọi là phong nhã []. Thói, cái thói quen của một người mà được mọi người cùng hâm mộ bắt chước cũng gọi là phong. Như sách Mạnh Tử [] nói văn Bá Di chi phong giả [] nghe cái thói quen của ông Bá Di ấy. Lại như nói về đạo đức thì gọi là phong tiết [], phong nghĩa [], nói về quy mô khí tượng thì gọi là phong tiêu [], phong cách [], nói về dáng dấp thì thì gọi là phong tư [姿], phong thái [], nói về cái ý thú của lời nói thì gọi là phong vị [], phong thú [], v.v. Phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong. Như phong vân [], phong trào [], v.v. nói nó biến hiện bất thường như gió mây như nước thủy triều vậy. Bệnh phong. Chứng cảm gió gọi là trúng phong []. Phàm các bệnh mà ta gọi là phong, thầy thuốc tây gọi là bệnh thần kinh hết. Thổi, quạt. Cảnh tượng. Phóng túng, giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. Cùng nghĩa với chữ phúng [].

Người dùng đóng góp