NGUYÊN
NHỊ【二】
4
もと
ゲン、ガン
gốc Mới. Đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên [元年] năm đầu (thứ nhất). Nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, cũng gọi là cải nguyên [改元]. Lịch tây, lấy năm chúa Gia Tô giáng sinh, để ghi số năm, nên gọi năm ấy là kỷ nguyên [紀元], nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Phàm đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng giêng gọi là nguyên nguyệt [元月], ngày mồng một gọi là nguyên nhật [元日]. To lớn. Như là nguyên lão [元老] già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện [元老院] để các bực già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước. Cái đầu. Như dũng sĩ bất vong táng kỳ nguyên [勇士不忘喪其元] kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ [元首]. Phàm người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên [狀元] kẻ thi đỗ đầu khoa thi đình. Nguyên nguyên [元元] trăm họ, dân đen gọi là lê nguyên [黎元]. Nhà tu đạo cho trời, đất, nước là tam nguyên [三元] tức là ba cái có trước vậy. Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là thượng nguyên [上元], rằm tháng bảy là trung nguyên [中元], rằm tháng mười gọi là hạ nguyên [下元], gọi là ba ngày nguyên. Như thượng nguyên giáp tý [上元甲子], hạ nguyên giáp tý [下元甲子], v.v. Nhà Nguyên [ [元], giống ở Mông Cổ [蒙古] vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275. Đồng, tục thường dùng chữ nguyên (cũng như chữ viên 圓) để gọi tên tiền. Như ngân nguyên [銀元] đồng bạc. Tên húy vua nhà Thanh [清] là Huyền [玄], nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ nguyên [ [元] thay chữ huyền [玄].